Trang hiện tại : Trang chủ Tin tức Truyền thuyết về địa danh Thầy Thím

Truyền thuyết về địa danh Thầy Thím

heo sự tích, thầy Thím quê gốc ở Điện Bàn (Quảng Nam), đức tài vẹn toàn. Dưới thời vua Gia Long thứ 2, gia đình Thầy bị kết tội tử hình oan. Trước giờ thi hành án, thầy được vua ban một tấm lụa đào để múa từ biệt vua.

   Theo truyền thuyết, tấm lụa quấn lấy thầy Thím và đưa vợ chồng thầy bay vào phương nam. Đến ngảnh Tam Tân (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận ngày nay), thầy Thím cải trang thành một dân thường, từ đó thầy giúp đỡ dân nghèo ở đây bằng cách bốc thuốc chữa bệnh; đóng ghe thuyền giúp ngư dân; khẩn khai đồng ruộng.


   Những năm sau ngày thầy Thím mất, cứ mùng 5 tháng Giêng lại có hai con hổ về mộ thầy thăm, rồi lại buồn bã ra đi. Biết ơn công lao thầy Thím, dân làng đã lập đền thờ thầy và thờ cả hai con hổ. Nghe tiếng lành đồn xa, năm 1906 (đời vua Thành Thái thứ 18) vua đã hủy bỏ bản án oan trước đây của thầy và phong cho thầy sắc phong “Chí đức Tiên sinh, chí đức Nương Nương Tôn thần”.

Tương truyền rằng trẻ con sờ được vào "ông hắc hổ" sẽ hay ăn chóng lớn
   Ngày nay, lễ hội Dinh thầy Thím (lễ chính vào ngày rằm tháng 9 âm lịch) đã trở thành nét văn hóa truyền thống của không chỉ riêng người dân địa phương mà còn thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách khắp nơi về xin lộc ơn phước của thầy mỗi năm.

   Năm nay, mặc dù chưa đến ngày rằm tháng chín (Âm lịch) nhưng mọi sự chuẩn bị cho một Lễ hội hoành tráng nhất đã được BTC chuẩn bị khá chu đáo.

Dâng lễ vật xin phước lành
   Theo ông Châu Thanh Long - Chánh Văn phòng UBND thị xã La Gi, năm nay thị xã đã huy động kinh phí hàng tỷ đồng nhằm tôn tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng khu di tích để có thể đón hàng chục nghìn lượt du khách trong những ngày lễ hội diễn ra.