Trang hiện tại : Trang chủ Dinh Thầy Thím TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI

 ỦY BAN NHÂN DÂN                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỈNH BÌNH THUẬN                                                                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số: 459 /UBND-KGVXNV                                               Bình Thuận,ngày 31 tháng 1 năm 2019
 V/v triển khai thực hiện Nghị định
số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018
của Chính phủ quy định về quản lý
 và tổ chức lễ hội.
     
                             Kính gửi: - Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
                                              - UBND các huyện, thị xã, thành phố.
 
            Ngày 29 tháng 8 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; để công tác quản lý và tổ chức lễ hội đi vào nề nếp, thu hút tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
            1. Giao trách nhiệm cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
          - Có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng nội dung Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội đến UBND các xã, phường, thị trấn; Ban Quản lý các di tích đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn toàn tỉnh.
          - Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐCP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương.
          2. Xác định phân cấp lễ hội:
          - Lễ hội cấp quốc gia: Là lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan Trung ương tổ chức.
          - Lễ hội cấp khu vực: Là lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên tham gia tổ chức.
          - Lễ hội cấp tỉnh: Là lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện, thị xã, thành phố trong một tỉnh tham gia tổ chức.
         - Lễ hội cấp huyện: Là lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã, phường, thị trấn thuộc một huyện, thị xã, thành phố tham gia tổ chức.
        - Lễ hội cấp xã: Là lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành do các thôn, khu phố thuộc một xã, phường, thị trấn tham gia tổ chức.
         3. Phân cấp quản lý hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh:
          - Công tác quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất và toàn diện.
         - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh; quản lý các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh.
         - UBND huyện, thị xã, thành phố quản lý các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện.
         - UBND xã, phường, thị trấn quản lý các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã.
          4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung hồ sơ đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội:
           - Đăng ký tổ chức lễ hội:
          + Các lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp quốc gia hoặc cấp khu vực được tổ chức lần đầu; lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức.
         + Các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cùng cấp trước khi tổ chức lễ hội.
          - Thông báo tổ chức lễ hội:
         + Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp quốc gia hoặc cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức hàng năm phải thông báo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức lễ hội.
        + Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm phải thông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp trước khi tổ chức lễ hội.
            - Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung hồ sơ đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
          5. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội:
         - Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
         - Thành lập Ban Tổ chức lễ hội và phê duyệt quy chế làm việc của Ban Tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về công tác quản lý, tổ chức lễ hội và hoạt động của Ban Tổ chức lễ hội.
          - Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định; báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
          6. Trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội:
          - Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội.
          - Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích. Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
         - Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật.
          7. Chế độ báo cáo việc tổ chức lễ hội: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo định kỳ việc quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và 4 Du lịch) trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
          8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
         9. Giao trách nhiệm cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung tại Công văn này; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
         10. Văn bản này có hiệu lực từ ngày ký ban hành, thay thế cho Công văn số 1884/UBND-VXDL ngày 02/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
 
Nơi nhận:                                                                               CHỦ TỊCH
 - Như trên
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;                                                 ( Đã ký )
- Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
- Lưu: VT, KGVXNV, Hương.                                          Nguyễn Ngọc Hai